Thông tin tuyển sinh

Khoa Kỹ thuật Công trình  »  Thông tin tuyển sinh


Khoa Kỹ thuật Công trình tuyển sinh ĐH, CĐ bằng cách xét tuyển học bạ THPT năm 2018

      Năm 2018 này, Trường Đại học Lạc Hồng thực hiện xét tuyển đại học (ĐH) bằng 03 phương thức:

*Phương thức 1: Xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2018;

*Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học tập học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn.

Tổng điểm TB cả năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn dùng để xét tuyển phải >=18 điểm.

Theo đó, điểm xét trúng tuyển của phương thức này được tính là:

Điểm xét trúng tuyển = Điểm TB cả năm lớp 12 môn 1 + Điểm TB cả năm lớp 12 môn 2 + Điểm TB cả năm lớp 12 môn 3 + Điểm ưu tiên

*Phương thức 3: Xét tuyển kết quả học bạ tổng kết cả năm lớp 12.

  Điểm xét trúng tuyển = Điểm trung bình cả năm lớp 12 >= 6,0

1. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình xây dựng chia làm 2 chuyên ngành

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp;

- Xây dựng cầu đường.

.2. Mã ngành……. 751.01.02

.3. Tổ hợp môn xét tuyển

- Toán, lý, hóa (A00);

- Toán, lý, anh văn (A01);

- Toán, lý, vẽ (V00);

- Toán, văn, anh văn (D01).

.4. Hệ đào tạo, thời gian đào tạo

- Đại học chính quy, thời gian 4.0 năm;

- Cao đẳng nghề, thời gian 2.5 năm;

- Hoàn chỉnh kiến thức, thời gian 1.5 năm.

.5. Mục tiêu đào tạo

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp: ngành này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên môn cần thiết, có khả năng thiết kế, thi công, tổ chức quản lý các loại công trình xây dựng; có khả năng xem xét các kiến trúc, dự toán, trắc địa, sử lý đất, nền móng, kết cấu, cấp thoát nước, tổ chức thi công…; có năng lực thiết kế và tổ chức thi công các công trình dân dụng và công nghiệp (kết cấu thượng tầng và nền móng).

- Xây dựng cầu đường: chương trình đào tạo ngành này trang bị cho người học kỹ năng tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng khảo sát, thiết kế các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng tổ chức thi công, chỉ đạo thi công các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng quản lý điều hành và quản lý khai thác các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông.

.6. Chương trình đào tạo

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp: sinh viên ngành này sẽ được đào tạo về vẽ kỹ thuật cơ bản, vẽ kỹ thuật xây dựng, cơ học, cơ lưu chất, thí nghiệm cơ lưu chất, trắc địa đại cương, vật liệu xây dựng, sức bền vật liệu, cơ kết cấu, địa chất công trình, cơ học đất, cấp thoát nước, kết cấu bê tông, nền móng, kết cấu thép, quản lý dự án xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, công trình trên đất yếu….

- Xây dựng cầu đường: chương tình đào tạo gồm ba phần chính: Khoa học cơ bản; Kỹ thuật cơ sở: sức bền vật liệu, cơ học đất, cơ học kết cấu, vật liệu xây dựng, kết cấu bêtông, kết cấu thép, gỗ…; Chuyên ngành: kiến trúc nhà dân dụng, kết cấu cầu, kỹ thuật thiết kế đường, nền móng công trình, kỹ thuật thi công, cấp và thoát nước…

.7. Cơ hội việc làm

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư của ngành này có môi trường làm việc rất rộng, đó là các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng (nhà nước cũng như tư nhân), các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng dân dụng – công nghiệp. Cụ thể sinh viên có đủ năng lực để làm việc với các vị trí, chức danh sau:

·  Kỹ sư thiết kế kết cấu;

·  Kỹ sư giám sát và thi công;

·  Chuyên viên tư vấn dự án;

·  Chuyên viên quản lý dự án.

- Xây dựng cầu đường: Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được cấp bằng kỹ sư ngành xây dựng cầu đường, có thể đảm nhiệm công tác nghiên cứu, thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình cầu, đường, hầm trong thành phố nói riêng và các công trình giao thông đường bộ nói chung…

.8. Nhu cầu nhân lực

   Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu vào năm 2015 và khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020. Trong đó, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 41% năm 2010 lên khoảng 60% năm 2015 và khoảng 65% năm 2020. Bậc sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ cao với khoảng 68,5% năm 2015 và khoảng 68% năm 2020, bậc trung cấp chiếm khoảng 25% năm 2015 và khoảng 24% năm 2020. Nhu cầu nhân lực được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học sẽ tăng dần lên với bậc cao đẳng chiếm khoảng 2% năm 2015 và khoảng 3% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5% năm 2020.

.9. Đăng ký xét tuyển

- Phòng tuyển sinh, Trường Đại học Lạc Hồng,

- Địa chỉ số 10 Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Holine 24/7: (0251) 3.952.188 – 0981.50.33.99 (Thầy Quân) - 0981.60.33.99 (Thầy Trung)


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  220,282       1/1,045