1. Ngành dược sĩ
Sự già hóa về dân số cùng với mức sống tăng cao, người dân bắt đầu phòng bệnh hơn chữa bệnh, họ chăm lo đến sức khỏe hàng ngày qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện cũng như khám sức khỏe định kỳ và dùng các thực phẩm chức năng, hỗ trợ tăng sức đề kháng...Nhờ đó, dược sĩ đang trở thành ngành “hot”.
Theo cáo báo, nhu cầu nhân lực ngành dược hiện nay của Việt Nam là 25.000 người, trong đó có 16.000 người tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối thuốc; khoảng 7000 dược sĩ tại các nhà thuốc. Đặc biệt ngành Y tế nước ta vẫn đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành dược. Hiện nay, số người có trình độ Đại học trở lên mới chỉ đạt khoảng 19%, trong đó có 1,21% tiến sĩ và 1,73 thạc sĩ dược học. Mặc dù số lượng dược sĩ được đào tạo tốt nghiệp ra trường hàng năm đều rất lớn nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường. Từ những con số thống kê ở trên có thể thấy rằng, nhu cầu nhân lực ngành Dược nước ta đang thực sự khan hiếm, đây được xem như là một cơ hội mở ra cánh cửa tương lai rộng mở cho những thí sinh có mơ ước “Mộng áo trắng một đời dược sĩ – Dụng tâm làm thuốc cứu nhân gian” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Dược bạn nhé!
2. Ngành Kinh doanh quốc tế - ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Kinh tế nước ra ngày càng mở rộng và hội nhập, chính vì thế ngành xuất nhập khẩu và logistics có xu hướng phát triển mạnh. Bên cạnh đó, một công ty muốn lớn mạnh và bền vững cần có những đội ngũ lãnh đạo giỏi cả chuyên môn lẫn kĩ năng, vậy nên các ngành liên quan đến kinh tế - quản trị không bao giờ ngừng hot và đòi hỏi nhân lực.
Tính riêng tại TP.HCM, giai đoạn 2014-2020, nhu cầu nhân lực các nhóm ngành Kinh tế quốc tế trị – Logistics sẽ chiếm tỷ trọng 10% tổng nhu cầu nhân lực, khoảng 25.000 việc làm/năm. Riêng ngành Logistics là lĩnh vực đang phát triển, cần nhiều nhân lực trong những năm tới. Người học ngành này có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiệm vụ quản trị chiến lược kinh doanh, hoạch định chính sách vận tải, thiết kế chuỗi vận tải hiệu quả, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, phân tích và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Các bạn thí sinh muốn “Giữ vai trò chủ chốt trong cán cân thương mại quốc tế” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Kinh doanh quốc tế hoặc Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng bạn nhé!
3. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thị trường du lịch khách sạn nhà hàng tại Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và nóng hơn bao giờ hết. Ngành này đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong một môi trường đẳng cấp chuyên nghiệp, không gian sang trọng, văn minh, giao tiếp rộng và mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với mặt bằng việc làm chung của xã hội.
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, mỗi năm ngành du lịch nước ta đón hơn 1 triệu lượt khách nước ngoài. Dự kiến đến năm 2026, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt khoảng 85 triệu lượt. Với tốc độ phát triển này, khiến cho ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành luôn khan hiếm nguồn nhân lực. Đây là cơ hội cho những bạn trẻ năng động, thích học hỏi và khám phá, muốn trở thành “Sứ giả kết nối nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn nhé!
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Sứ giả kết nối nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới
4. Ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp phải không ngừng phát triển. Chưa bao giờ kinh doanh, doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển như ngày nay. Chỉ tính riêng Đồng Nai đã có gần 40 khu công nghiệp với 42 068 doanh nghiệp. Bất kỳ tổ chức nào cũng cần đội ngũ quản lý nhân sự. Tổ chức càng đông người, vai trò của quản lý nhân sự càng lớn. Vì thế, đây cũng là một trong những ngành hấp dẫn cho các bạn trẻ. Cơ hội thăng tiến: nhân viên – Trưởng phòng – Quản lý cấp cao mức lương dao động từ: hơn 1.000 USD/tháng đến đến 3.000 USD/tháng. Đây là cơ hội về số lượng việc làm trong ngành. Nếu bạn thích sự năng động, hãy lựa chọn cho mình ngành Quản trị kinh doanh bạn nhé!
Ngành quản trị kinh doanh- cơ hội trở thành doanh nhân thành đạt trong tương lai
5. Ngành kế toán – Kiểm toán
Kế toán – kiểm toán là một nghề tồn tại song song với sự tồn tại của nền kinh tế. Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành kế toán – kiểm toán sẽ không bao giờ “bão hòa”. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ sinh viên ngành kế toán – kiểm toán ra trường tìm kiếm được việc làm luôn đứng top đầu. Với tinh thần của phong trào Khởi nghiệp quốc gia thì trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp được thành lập nên nhu cầu nguồn nhân lực ngành kế toán – kiểm toán sẽ tăng cao. Điều này cho thấy, ngành kế toán – kiểm toán chưa bao giờ hết “hot”. Các bạn thí sinh muốn “học và hành chuyên nghiệp trong chuyên môn” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Kế toán - Kiểm toán bạn nhé!
Kế toán – Kiểm toán nghề vàng cho tương lai vững chắc
6. Biên dịch - Phiên dịch viên (tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn)
Theo thông tin, có khoảng 6.500 ngôn ngữ nói trên thế giới. Nghề biên – phiên dịch là nghề chuyển đổi thông tin từ một ngôn ngữ (nguồn) sang ngôn ngữ khác (mục tiêu), các chuyên gia này phải sử dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá... Đây là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao, nhu cầu thì luôn rộng mở. Tất cả các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị đều cần đến những người giỏi ngoại ngữ, có khả năng biên - phiên dịch một cách chính xác, thông minh và khéo léo nhằm mang lại hiệu quả cao cho công việc.
Theo nghiên cứu thị trường việc làm thì nghề Biên dịch - Phiên dịch viên được xếp loại này là nghề “có tầm nhìn sáng”. Đặc biệt, nhu cầu nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp thuộc khu vực Đông Nam Bộ là vô cùng nhiều đối với những người có thể dịch tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong thời gian tới. Nếu thí sinh muốn tìm hiểu “Xứ sở hoa anh đào, xứ sở kim chi hoặc con rồng Châu Á và trở thành sứ giả kết nối hành trình du ngoạn Phương Đông” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình một trong ba ngành sau: Ngôn ngữ Nhật Bản, ngôn ngữ Hàn Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc bạn nhé!
Văn hóa của đất nước Nhật - Hàn - Trung được tôi luyện cho sv ngay khi ngồi trên ghế nhà trường
7. Ngành ngôn ngữ Anh
Trong tình hình hội nhập toàn cầu như hiện nay thì ngôn ngữ Anh là ngôn ngữ quốc tế, chiếm vị trí rất quan trọng và là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc cũng như ứng dụng trong đời sống. Ngôn ngữ Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế đối ngoại, sư phạm ngoại ngữ, marketing, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng,... Nói chung, ngôn ngữ Anh hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, nhất là trong tình hình toàn cầu hóa, quốc tế hóa như hiện nay. Hơn nữa, số lượng văn phòng đại diện nước ngoài đặt ở Việt Nam hiện nay đã lên tới hơn 1000. Vì vậy, đây là cơ hội được làm việc, tiếp xúc nhưng cũng đặt ra yêu cầu cạnh tranh giữa các công ty. Đây là một ngành học thực sự rất triển vọng. Bạn muốn “Mạnh ngôn ngữ - hiểu bản sắc để hội nhập và phát triển” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Ngôn ngữ Anh bạn nhé!
Ngành ngôn ngữ Anh - Môi trường làm việc năng động, hiện đại
8. Ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm được đánh giá là ngành của tương lai vững vàng, ngành của sự tiềm năng. Đây là một trong những ngành học có tính ứng dụng cao và đa dạng, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Ngành đã và đang có sức hấp dẫn đặc biệt đối với giới trẻ trong những năm gần đây. Với dân số trên 86 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà ngành công nghệ thực phẩm còn hướng đến việc sản xuất, chế biến những sản phẩm đạt chất lượng cao để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025. Đây là một ngành học thực sự tiềm năng và cơ hội khá lớn cho vấn đề việc làm, đặc biệt là với những bạn nữ. Các bạn thí sinh luôn ấp ủ trong mình “Giấc mơ nguồn sống sạch” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Công nghệ thực phẩm bạn nhé!
Công nghệ thực phẩm – Giấc mơ nguồn sống sạch
9. Ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia hứa hẹn về tăng trưởng ở Châu Á. Bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam có điểm nhấn về nhiều lĩnh vực trong đó có công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng. Có thể dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam những công trình kiến trúc mang tầm cỡ quốc tế ra đời ngày càng nhiều. Các tòa nhà cao tầng, nhà ở cho đến căn hộ, công trình đường bộ, đường sắt, công trình công cộng cũng ngày một nhiều hơn. Đầu tư cơ sở hạ tầng là việc làm bức thiết và được chú trọng hàng đầu.
Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên. Nhiều chuyên gia trong ngành Xây dựng đưa ra dự báo, nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12 – 13 triệu người. Từ những thông tin trên cho thấy ngành xây dựng đang tạo ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ. Các bạn trẻ tràn đầy nhựa sống với mong muốn “Đưa trí lực đến với những công trình bền vững” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Kỹ thuật công trình xây dựng bạn nhé!
Kỹ thuật công trình – Định hình tương lai
10. Ngành công nghệ thông tin
Mạng xã hội đang bùng nổ trên toàn thế giới, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) ở Việt Nam tuy không còn quá lạ lẫm, nhưng mức độ phát triển của ngành này vẫn ít nhiều còn hạn chế. Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, trong ngành CNTT chỉ có khoảng 15% lượng sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.
Công nghệ thông tin không ngừng phát triển như vũ bão, vì vậy nhu cầu nhân lực cho ngành này không bao giờ giảm, chỉ riêng ở Đông Nan Bộ, nhu cầu nhân sự CNTT đã trên 10.000 người/năm, tập trung vào các vị trí như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên – chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng, IT. Từ những số liệu trên cho thấy ngành CNTT chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực, đặc biệt nhân lực có chuyên môn, kỹ thuật cao. Không những thế ở một số nước trên thế giới, hiện nay có rất nhiều công ty mạng sẵn sàng chi trên 1.000 USD để mời về cho mình những lập trình viên, những kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình game, an ninh mạng,… Để bắt nhịp với xu thế thời đại, các bạn thí sinh hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Công nghệ thông tin bạn nhé!
Công nghệ thông tin – Kết nối đỉnh cao công nghệ
11. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử)
Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đang đòi hỏi Việt Nam - một quốc gia thuần nông phải thúc đẩy phát triển công nghiệp, điện tử. Điện và cơ khí đang xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm của đời sống xã hội. Ngành cơ khí là một trong bốn trụ cột của công nghiệp Việt Nam chiếm gần 30% GDP, là nền tảng và động lực hỗ trợ các ngành công nghiệp khác phát triển. Cơ khí làm ra các sản phẩm đa dạng từ những vật dụng gia đình cho tới các chi tiết xe máy, ô tô, tàu thuỷ, truyền tải điện, máy nông nghiệp; cơ khí cũng đóng vai trò quan trọng trong cả lĩnh vực quân sự, vũ trụ…
Chính vì vậy, “Khát nhân lực chất lượng cao” đang là bài toán mà cả ngành cơ khí cùng nhau đi tìm lời giải để đón đầu cơ hội phát triển của ngành trong thời gian tới. Bên cạnh đó, người học có cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển như: Nhật bản, Hàn Quốc... Như vậy có thể thấy, cơ hội việc làm của ngành này rất cao. Các bạn thí sinh muốn kịp thời bắt nhịp với “Tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (Cơ điện tử) bạn nhé!
Công nghệ kỹ thuật cơ khí – Tâm điểm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
12. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thói quen đi lại của con người cũng được thay đổi, thì ô tô được xem là phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô tô có trình độ kỹ thuật cao.
Theo định hướng của Bộ Công thương, giai đoạn năm 2025 - 2035, Việt Nam sẽ dần chuyển mình từ một nước chuyên nhập khẩu, lắp ráp xe hơi thành một nước sản xuất và xuất khẩu. Cùng với định hướng này là nhu cầu nguồn nhân lực ngành kỹ thuật ô tô ngày càng tăng. Nhiều năm liền, Trung tâm dự báo nhu cầu lao động TP. Hồ Chí Minh đều đưa ra nhận định kỹ thuật ô tô là một ngành đang có nhu cầu lớn và ngày càng ‘nóng” trên thị trường lao động. Đặc biệt, hãng xe Vinfast của Việt Nam khởi sắc, do đó nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô luôn ở mức cao, thậm chí, các thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới như: BMW, Toyota, Honda, Ford, Audi,... tại Việt Nam thường xuyên tuyển dụng nhưng cung vẫn không đủ cầu. Các bạn thí sinh muốn theo kịp xu thế thời đại, hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô bạn nhé!
Công nghệ Kỹ thuật ô tô – Đẳng cấp trong tầm tay
13. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện, điện tử, các vi mạch điện tử, các bộ điều khiển hiện đại tăng nhanh chóng; đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về lĩnh vực điện, điện tử.
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí – kỹ thuật như: điện tử viễn thông, cơ điện tử, luyện kim, ôtô, chế tạo máy... đang rất thiếu nhân lực. Nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này chỉ đạt mức 54,87%. Đây luôn là ngành được xem là thiếu nguồn nhân lực lớn vì các khu công nghiệp, chế xuất, các nhà xưởng ngày càng mọc lên như nấm nhưng lại thiếu kĩ sư sửa chữa, lắp đặt. Chính vì vậy đây là ngành trong tương lai rất có tiềm năng và cơ hội việc làm. Các bạn thí sinh muốn kịp thời bắt nhịp với “Tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử bạn nhé!
Thành công của sinh viên chính là thang đo chất lượng đào tạo
Trên đây là những ngành học có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam trong tương lai gần. Dù bạn học ngành nào, miễn bạn có đam mê và đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn thì cơ hội việc làm luôn rộng mở đón bạn đến với thành công trong tương lai.
Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY
Top ngành nghề có nhu cầu nguồn nhân lực nhiều nhất ở VN, ngành hot